Tần quốc Thái hậu Tần Tuyên thái hậu

Năm Chiêu Tương vương thứ 2 (305 TCN), Công tử Tráng liên hợp đại thần và các công tử khác nổi loạn. Thái hậu Mị Bát Tử và em trai cùng mẹ Ngụy Nhiễm bình định nổi loạn, xử tử Tần Huệ Văn hậu, Công tử Ung cùng Công tử Tráng[10][11][12][13]. Bà cũng cho đuổi Tần Vũ Vương hậu về lại nước Ngụy, lần lượt diệt trừ các Công tử bất hòa với Chiêu Tương vương. Vì Chiêu Tương vương còn nhỏ tuổi, bà đứng ra phụ trách triều chính, với sự phụ chính của Ngụy Nhiễm[14]. Sau khi lên nắm quyền chính, Mị Thái hậu trọng dụng em trai cùng mẹ là Ngụy Nhiễm phong làm Thừa tướng, tước Nhương hầu (穰侯); em trai cùng cha là Mị Nhung (羋戎) được phong làm Hoa Dương quân (華陽君), còn hai người con khác của bà là Công tử Thị và Công tử Khôi cũng được phong Kinh Dương quân và Cao Lăng quân[15], gọi là [Tứ quý; 四貴], nắm nhiều quyền lực, lấn át Chiêu Tương vương.

Căn cứ Chiến Quốc sách ghi lại, vào năm 307 TCN[16], Sở Hoài vương đánh nước Hàn, vây đất Ung[17]. Chiến sự kéo dài suốt năm tháng, Hàn Tương vương sai Công Tôn Muội đến nước Tần cầu viện[18]. Lúc đầu, Mị Bát Tử cử quân giúp nhưng chưa tiến quân. Hàn vương lại phải nhờ Thượng Cận tới xin, Mị Bát Tử nhớ tới quê hương mình là nước Sở, bèn lựa lời từ tạ không giúp. Vua Hàn lại sai Trương Thúy đến cầu cứu lần nữa. Trương Thúy nhờ Thừa tướng Cam Mậu mới mượn được binh. Quân Sở rút lui[19]. Năm thứ 20 (287 TCN), khi ấy 5 nước gồm Tề, Triệu, Ngụy, HànSở hợp tung chống Tần[20][21], nhưng chỉ tới Thành Cao[22] thì rút lui. Sau lần hợp tung đó, Tần Chiêu Tương vương thấy thế lực các chư hầu còn mạnh, muốn cho Công tử nước Hàn là Thành Dương quân đang ở Tần làm tướng quốc hai nước Ngụy, Hàn nhưng hai nước không đồng ý. Mị Bát Tử lại nhờ Ngụy Nhiễm kiến nghị vua Tần không nên dùng Thành Dương quân vì sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ với Ngụy, Hàn[23].

Nước Nghĩa Cừ là một bộ lạc Nhung Địch ở phía bắc nước Tần, thường xuyên xảy ra chiến tranh với Tần. Dưới thời Tần Huệ Văn vương, năm thứ 7 (331 TCN), Nghĩa Cừ phát sinh nội loạn, Tần Huệ Văn vương phái binh đi bình định. Sang năm thứ 11 (327 TCN), Tần Huệ Văn vương thiết lập huyện đất ở Nghĩa Cừ, Vua của tộc Nghĩa Cừ (gọi Nghĩa Cừ vương) đành phải xưng thần với Tần quốc. Sau đó, trải qua nhiều xung đột chính trị về đất đai, Tần Huệ Văn vương cùng Nghĩa Cừ giao tranh rất nhiều, và Nghĩa Cừ đối với nước Tần vẫn là đối thủ chính trị không ổn định. Năm Chiêu Tương vương đầu tiên (306 TCN), Nghĩa Cừ vương triều kiến Tần Chiêu Tương vương nhân dịp Tân vương kế vị, Mị Thái hậu đã cùng Nghĩa Cừ vương đem lòng tư thông, sinh ra hai con trai. Sau đó, Chiêu Tương vương lại cùng Thái hậu lên kế hoạch tiêu diệt Nghĩa Cừ.

Năm thứ 35 (272 TCN), Mị Thái hậu dụ dỗ Nghĩa Cừ vương vào cung, sát hại ở Cam Tuyền cung (甘泉宫)[24]. Nhân đó, Tần Chiêu Tương vương sai quân đánh và tiêu diệt Nghĩa Cừ lấy đất Nghĩa Cừ lập ra ba quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng quận[25][26]. Đánh giá về chuyện này, các sử gia hiện đại cho rằng Mị Bát Tử hi sinh bản thân, dùng kế mỹ nhân quyến rũ Nghĩa Cừ vương, cùng ông ta sinh hạ hai con chỉ vì muốn tiêu diệt thế lực của nước Nghĩa Cừ, giành được đất đai. Thực tế, thế lực của Nghĩa Cừ giống Hung Nô đối với nhà Hán về sau, luôn ở thế giằng co, Mị Bát Tử dùng chuyện tình cảm có thể dẹp bỏ chướng ngại mà cả Huệ Văn vương cũng không làm được, dĩ nhiên được đánh giá cao[27].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tần Tuyên thái hậu http://ent.sina.com.cn/v/m/2014-08-19/08194193995.... http://www.tvmao.com/drama/Kh0xZCg=/actors http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%BE%8C%E6%BC%A2%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%88%B0%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%88%B0%E5%9C%8B%E...